image banner
TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
Để chủ động thực hiện quyết liệt hơn nữa các biện pháp phòng, chống bệnh Dại động vật đạt chất lượng, hiệu quả, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân lưu ý một số nhiệm vụ quan trọng sau:
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng dân cư về bệnh Dại, tác hại và sự nguy hiểm của bệnh Dại, hiệu quả của việc tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo, để người dân nâng cao nhận thức, chủ động thực hiện phòng, chống; người tiếp xúc với chó, mèo, người giết mổ chó cần phải có bảo hộ và chủ động tiêm phòng vắc xin ngay sau khi bị chó, mèo mắc hoặc nghi mắc bệnh dại cắn, cào; thông báo kịp thời các trường hợp động vật mắc và nghi mắc bệnh dại cho cơ quan Thú y và chính quyền cơ sở.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình nhằm phát hiện sớm bệnh Dại trên đàn chó, mèo; xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh trên địa bàn.
- Rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn chó nuôi, đảm bảo mỗi con chó, mèo được tiêm 1 lần trong năm và yêu cầu tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Dại tại các khu vực vùng cao đạt trên 70%, khu vực vùng thấp đạt trên 85% tổng đàn.
- Ngành giáo dục: xây dựng nội dung tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại; biện pháp phòng, chống bệnh Dại và nghiên cứu đưa vào nội dung chương trình học ngoại khóa của các trường tiểu học và trung học cơ sở.
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1